Tư duy phản biện trong quản trị nhân sự

Công ty CRG GLOBAL 15/02/2019
tu-duy-phan-bien-trong-quan-tri-nhan-su

Các nhà lãnh đạo nhân sự ngày nay có thể tạo ra những môi trường phù hợp cho tư duy phản biện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

Chính bộ phận nhân sự là nơi có trách nhiệm bảo đảm nhân viên công ty hiểu thế nào là tư duy phản biện, John Hull, trưởng phòng nhân sự của công ty xây dựng Carillon cho hay: 'Đứng từ kỳ vọng của một tổ chức, người làm nhân sự phải tạo ra các khung quy định và môi trường để mọi người tiếp cận và học hỏi tư duy này và áp dụng nó vào thực tế" Hull cũng cho biết: "yếu tố quan trọng nhất là có văn hoá hướng dẫn, đào tạo để ta dám đặt sự nhún nhường và thực lực ở đúng bản chất của nó".

Anh cũng lưu ý thêm là các chuyên gia nhân sự cần bảo đảm họ nắm rõ kỹ năng tư duy phản biện cho chính mình, và cần phải phát triển kỹ năng này hơn nữa. "Nếu mọi người hiểu rộng hơn về cái người ta đang nói hoặc suy nghĩ trong kinh doanh thì người làm nhân sự có thể gắn kết và thách thức các giả định" " Và điều này là nền tảng cho việc bạn trở thành một cố vấn tin cậy", Hull cho biết.

Diễn đàn đào tạo Macat, nơi nghiên cứu các kỹ năng tư duy phản biện với Đại học Cambridge, đã định nghĩa những người có tư duy  phản biện là người lắng nghe phê phán, nhưng có thể nguỵ biện, và đứng về phía bản thân họ.

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về Tư duy phản biện Macat 2015, giám đốc nghiên cứu và phát triển của công ty này, Mike Dash đã tuyên bố: bất kể ai cũng có khả năng phát triển các kỹ năng phản biện.  "Tư duy phản biện giờ đây được coi là phổ biến ở mọi nơi và đáng học tập";

"Quan trọng là tư duy phản biện đã được nâng lên một tầm cao mới, so với vị trí vốn có hiện tại, khi người ta đang giả định kỹ năng này không thuộc về bản năng; kể cả khi được làm rõ ràng thì kỹ năng này vẫn chưa được dạy đúng". Giáo sư kiêm hiệu trưởng đại học Đại học Lancaster, Tony McEnery nhận xét: tư duy phản biện chính là chìa khoá cho kinh doanh và công nghệ.

"Nếu kinh doanh không gắn liền với tư duy phản biện và sáng tạo thì thế giới chúng ta đang sống sẽ chẳng giống với hiện tại bây giờ đâu", ông nói với Tạp chí Nhân sự như vậy. "Thử nghĩ về khái niệm trò chuyện mà xem. Giờ đây chúng ta đang rất thoải mái với ứng dụng Siri (ứng dụng AI của smartphone). Nhưng nếu các nhà nghiên cứu của IBM trong thập kỷ 80 không đủ sáng tạo và phản biện thì chúng ta không thể nói chuyện với điện thoại thông minh của mình như bây giờ".

Lịch sử phát triển của các đại học và trường học của chúng ta cũng là một trong những lý do khiến tư duy phản biện không phát triển được, theo McEnery, "Trong quá trình tiếp cận với sinh viên, chúng ta sáng tạo ra ác cảm với rủi ro", ông nói.

Để khuyến khích người ta suy nghĩ phản biện, các tổ chức và thể chế giáo dục cần giữ chặt lấy văn hoá "tự do thất bại", "vì nó sẽ cho người ta tự do mắc lỗi, và kiên trì ngay cả khi đã mắc lỗi", ông nói.

Dịch từ HR magazine, 

Nhật Quỳnh, nhà sáng lập CRG GLOBAL