TƯ DUY NỀN TẢNG KHÔNG (ZERO-BASED THINKING)
Nguồn truy câp và trích dẫn: Đại học Duy Tân.
Tư duy nền tảng không (Zero based thinking) là một khái niệm cốt lõi của Brian Tracy, chuyên gia hàng đầu về phát triển tiềm năng con người, giúp bạn nhìn nhận trở lại vấn đề để bắt đầu lại cuộc sống và công việc của mình. Tư duy nền tảng không sẽ giúp bạn dứt bỏ sự trì hoãn và/hoặc ngay lập tức giúp bạn quay đầu trở về nếu bạn đang đi lầm đường lạc lối.
Tư duy nền tảng không là một quá trình ra quyết định dựa trên việc bạn tưởng tượng mình trở lại ở vị trí trước khi bạn ra quyết định, bạn có toàn quyền trong việc đưa ra quyết định và biết kết quả xảy ra. Mục đích của việc tư duy nền tảng không là để tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ và để khuyến khích những hành động sẽ đem lại kết quả tốt hơn.
Trong thực tế, tư duy nền tảng không giống như là việc nhận thức dựa trên kinh nghiệm nhằm tối đa hóa cơ hội thành công và/hoặc tránh nguy cơ thất bại. Khi tư duy nền tảng không, bạn có thể tự hỏi "Với những gì tôi biết hôm nay về những tình huống tương tự như thế này trong quá khứ và cách mà tôi đã xử lý các tình huống này trong quá khứ, liệu rằng hôm nay tôi có muốn làm lại một điều tương tự như vậy nữa không?"
· Nếu câu trả lời là “Có” thì hành động của bạn sẽ là tiếp tục thực hiện các việc mà bạn đã làm nhằm đạt được các kết quả mà bạn mong muốn.
· Nếu câu trả lời là “Không” thì bạn nên quay trở về điểm không và tránh tình huống đó hoặc nếu tình huống đó đã xảy ra thì cố gắng thoát khỏi tình huống đó càng sớm càng tốt.
Hãy nhớ rằng bạn chính là người thiết kế nên cuộc sống của bạn. Bạn có quyền và có sự tự do để sắp đặt cuộc sống của bạn theo cách tốt nhất có thể được. Đừng để bất cứ điều gì, chẳng hạn như những hoàn cảnh và những kết quả không toại nguyện khiến bạn thất vọng hay u sầu, có thể cản trở bạn thực hiện điều đó. Tư duy dựa trên nền tảng không rất hữu ích trong việc thiết kế nên cuộc sống mà bạn muốn sống. Do đó, khi phải ra những quyết định khó khăn bạn hãy tư duy dựa trên nền tảng không.
1. Hãy đối mặt với những quyết định khó khăn!
Khi bạn thực hiện tư duy nền tảng 0, bạn cân nhắc lại những các quyết định mà bạn đã đưa ra trong quá khứ. Điều này đòi hỏi bạn phải kiểm tra tất cả các hoạt độngvà các tình huốnghiện tại của bạn – về kinh doanh, sự nghiệp, về các mối quan hệ…và bạn tự hỏi mình rằng: "Nếu tôi biết rõ về những điều mà bây giờ tôi được biết, liệu rằng tôi có lại đưa ra những quyết định tương tự như tôi đã làm trong quá khứ không? Liệu rằng tôi có lại tạo lập mối quan hệ đó không? Liệu tôi có lại bắt đầu công việc kinh doanh tương tự như thế không? Liệu rằng tôi có lại đầu tư vào chứng khoán đó không?” Nếu câu trả lời cho câu hỏi này là "Không!" thì bước tiếp theo đó là bạn tự hỏi mình "Làm thế nào để tôi thoát ra khỏi tình trạng này và trong bao lâu thì có thể thoát ra được?" Nói cách khác, đó là bạn trở lại từ số không và bắt đầu từ đầu. Đây là việc vẽ đường ranh trên cát cho quá trình phát triển cá nhân tối ưu.
Tư duy nền tảng 0 đi ngược lại giáo điều truyền thống cứ cố bám riết lấy một điều gì đó cho dù điều đó gây thiệt hại cho cá nhân bạn nhiều hơn lợi ích mà nó mang lại, cụ thể là cứ cố làm một cái gì đó mà nếu biết rõ hơn thì ắt là bạn sẽ chẳng bao giờ làm. Đây thường là một trong những vấn đề lớn nhất trong việc lập kế hoạch chiến lược cá nhân.
2. Hãy biết khi nào sự việc trở nên không còn đúng nữa.
Dấu hiệu cho thấy bạn cần phải thực hiện tư duy nền tảng không đó là bạn cảm thấy căng thẳng hay có cảm giác thất vọng, có một cái gì đó khiến cho bạn thao thức và liên tục ám ảnh tâm trí của bạn.
Thông thường thìgiải pháp tốt nhất cho vấn đề này chỉ đơn giản là chấm dứt hẳn cái hoạt động đang khiến bạn bận lòng đó đi. Hãy cắt cơn ngay vấn đề rắc rối của bạn, đó là cách giải quyết đơn giản nhất và trực tiếp nhất cho những vấn đề mà bạn đang gặp phải.
3. Hãy quyết định dừng lại.
Điều này giống như việc bạn chụp lấy bánh lái xe hơi và giật mạnh, dừng ngay hướng đi của bạn và tìm cho mình cơ hội để quay lại. Ý nghĩa then chốt ở đây là cho dù bạn đã đi bao lâu trên con đường sai lầm đó, bạn vẫn luôn có thể quay trở lại. Như người ta vẫn thường nói, chẳng bao giờ muộn để làm một điều đúng.
Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy bạn trở nên sáng tạo biết bao khi bạn thực hiện tư duy nền tảng không, bạn xem xét lại tất cả những vấn đề trong cuộc sống của mình tưởng chừng như bạn có thể bắt đầu trở lại. Sẽ có nhiều khả năng và cơ hội đến với bạn khi bạn đương đầu với những tình huống khó khăn và những giải pháp cho những vấn đề khó khăn sẽ từ từ xuất hiện.
4. Hãy học cách cắt lỗ.
Tư duy nền tảng 0 là một phương pháp tuyệt vời giúp bạn ra quyết định liên quan đến việc quản lý tiền bạc và cũng như đầu tư. Nếu bạn biết rằng việc mua một cổ phiếu cụ thể nào đấy hoặc một việc đầu tư bất động sản nào đấy chỉ khiến bạn lỗ mà thôi, nhưng bạn cảm thấy khó khăn khi phải đối mặt với sự thật này, thì bạn ơi, đừng chần chừ gì nữa mà hãy tự hỏi mình câu hỏi khó khăn này: "Nếu tôi biết những gì tôi biết bây giờ, tôi có mua tài sản/cổ phiếu đó không". Nếu câu trả lời là không, vậy thì đã đến lúc để bạn đưa ra quyết định khó khăn: cắt lỗ ngay để bạn có thể đầu tư vốn vào những nơi khác để có lợi nhuận cao và làm giàu cho chính mình.
5. Hãy nghiên cứu chi phí cơ hội và quy luật lợi thế so sánh.
Khái niệm về chi phí cơ hội và quy luật lợi thế so sánh do nhà kinh tế người Anh David Ricardo đưa ra vào thế kỷ XIX thường gắn liền với kinh tế vĩ mô và thương mại quốc tế. Tuy nhiên, các khái niệm này hoàn toàn có thể được áp dụng cho kế hoạch phát triển cá nhân. Vấn đề chính yếu của việc nắm giữ một doanh nghiệp, một mối quan hệ hay "một khoản đầu tư" không hiệu quả không phải đơn thuần là những hạn chế nó gây ra cho bạn, mà ở đây sự mất mát thực sự đó là việc bạn mất cơ hội ở nơi khác, chẳng hạn như mất đi cơ hội kinh doanh khác, mối quan hệ khác, hay một cơ hội đầu tư ở nơi khác có hiệu quả hơn.
· Hãy nhớ rằng, mọi hoạt động/mọi tình huống đều có chi phí cơ hội, đó là chi phí không được tham gia/đóng góp cho một cơ hội khác. Một câu hỏi hay mà bạn có thể tự hỏi mình nhằm đánh giá chi phí cơ hội tiềm năng, đó là "Những cơ hội khác mà tôi đang bỏ lỡ có ích cho tôi hơn so với các hoạt động/công việc hiện tại của tôi không".
· Mỗi ngày chúng ta đang phải đối mặt với quyết định chi phí cơ hội trong hoạt động kinh doanh và cuộc sống cá nhân của chúng ta. Một góc nhìn qua đó chúng ta có thể xem quy luật lợi thế so sánh đó là quy tắc 80/20 (đôi khi còn được gọi là quy tắc Pareto, được đặt theo tên của Vilfredo Pareto, nhà kinh tế học người Ý). Việc áp dụng các quy tắc 80/20 ở đây có nghĩa là bạn tự hỏi mình "Những hoạt động mang lại giá trị cao nhất (20%) mà tôi nên thực hiện là gì?" và sau đó bạn sẽ ủy quyền hoặc loại bỏ các hoạt động đem lại giá trị thấp (80%).
6. Hãy tổng hợp sự hiểu biết của bạn và bắt đầu lại.
Nếu trong quá khứ bạn đã quyết định một việc gì đó và điều này kìm hãm bạn, vậy bạn hãy quyết tâm, hãy sử dụng phương pháp tự đặt câu hỏi và trả lời “Nếu tôi biết những gì bây giờ tôi biết” để tìm cho bạn một cơ hội để vượt qua và bắt đầu lại. Chẳng có gì là danh dự, nhân phẩm và mục đích khi bạn cố theo đuổi một cái gì đó không còn truyền cảm hứng cho bạn hoặc phục vụ bạn. Dưới góc độ làm giàu, tư duy nền tảng không là một cách tuyệt vời để thực hiện sự một phân tích mặt sau của cái phong bì nhằm xác định liệu "khoản đầu tư" bạn đã thực hiện có đáng được tiếp tục duy trì hay không.
Tất cả các vấn đề của bạn hiện nay khởi nguồn đều là những cơ hội hay những ý tưởng tốt đẹp ở trong một giai đoạn nào đấy, nhưng giai đoạn đó đã lâu lắm rồi. Rất có thể là cuộc sống của bạn, nhu cầu của bạn và kiến thức của bạn đã phát triển và bây giờ những gì đã từng là một ý tưởng tốt, một cơ hội đầu tư tốt có thể không còn được như vậy. Hãy nhớ rằng, không bao giờ là quá muộn để làm điều đúng. Cho dù bạn bạn đã đi bao lâu trên con đường sai trái, bạn vẫn luôn có thể dừng lại và quay trở lại.
Nguồn trích dẫn: Đại học Duy Tân. Tác giả: Hoàng Anh Thư.
CRG GLOBAL