Trend HR 2021 là gì?
Covid 19 đã thay đổi cách chúng ta làm việc. Khủng hoảng sức khoẻ và khủng hoảng tài chính không lường trước được đã dấy lên các câu hỏi về làm việc tại nhà, sử dụng công nghệ và các mối quan hệ với đồng nghiệp. Chúng ta không chỉ buộc phải thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khoẻ nghiêm ngặt, mà còn phải chấp nhận đồng hành với nó ít nhất 05 năm nữa.
Sự can thiệp của công nghệ vào tất cả các lĩnh vực: thông tin, giao tiếp đã thay đổi hoàn toàn cách sống. Và lĩnh vực tìm kiếm tài năng cũng chịu ảnh hưởng theo đó.
Đối mặt với Covid 19, sự xáo trộn sâu sắc tác động vào giới kinh doanh, các tổ chức buộc phải đặt ra các nhiệm vụ và phương pháp hoạt động mới. Các nhà lãnh đạo giờ đây phải đối mặt với việc tưởng tượng và tiên liệu tương lai công việc, cũng như nguồn vốn con người cần phải ưu tiên. Dĩ nhiên, chúng ta đang chứng kiến việc dịch chuyển các mô hình làm việc. Lãnh đạo lúc này không chỉ nghĩ ra chiến lược mà họ còn phải tìm kiếm việc chấp nhận sự hỗn loạn bằng các giải pháp nhân sự do mình phát triển.
Cân nhắc lại về Định nghĩa "Hạnh phúc" trong công việc.
Covid 19 nhắc ta về tầm quan trọng của hạnh phúc trong công việc đối với nhân viên và sự cần thiết phải đưa việc này vào công việc hàng ngày. Vấn đề này làm mờ đi giới hạn giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Doanh nghiệp thì vãn phải đối mặt với các vấn đề sức khoẻ tâm lý và thể chất ngày càng mạnh hơn của đội nhóm. Thế nên, việc tiếp tục sống, có sức khoẻ và sức khoẻ tinh thần trở nên không thể tách rời. Và thế là cân bằng cuộc sống-công việc phải được ưu tiên hàng đầu, xuất hiện ở mục đầu tiên trong các kế hoạch chiến lược. Các nhà quản lý cấp trung sẽ phải thực thi các chính sách giúp đỡ nhân nhân viên của mình quản lý được cả công việc lẫn cuộc sống của họ trong suốt thời gian khủng hoảng Covid 19. 7/10 giám đốc điều hành cho biết việc chuyển đổi sang giao tiếp bằng phương tiện truyền thông đã có một tác động tích cực lên khái niệm hạnh phúc.
Doanh nghiệp nào gắn kết được hạnh phúc vào kinh doanh ở cấp độ cá thể, đội nhóm và tổ chức là doanh nghiệp sẽ xây dựng được tương tai bền vững.
Các Kỹ năng: Nhân viên tham gia vào Sự phát triển.
Khủng hoảng Covid 19 chứng kiến sự kiên cường mạnh mẽ của các nhân viên. Nhân viên có thể mở rộng lĩnh vực hoạt động của họ, thay đổi con đường sự nghiệp và chấp nhận các tình huống đối mặt với các vấn đề mang tính đột phá trong tương lai. Doanh nghiệp thành công là doanh nghiệp kiến tạo tiềm năng cho nhân viên qua khả năng sử dụng công nghệ thành thạo. Các nhà quản lý phải xác định "khả năng chấp nhận, đào tạo lại và gánh vác" của nhân viên dưới quyền như vấn đề ưu tiên khi hướng tới một môi trường làm việc thay đổi.
Tuy nhiên thực tế giữa việc ưu tiên này với việc cần phải làm vẫn có khoảng cách. Nuôi dưỡng nhân viên để phục hồi tổ chức, việc cần làm ư? bạn phải cho họ không gian để đưa ra quyết định và phối hợp công việc tự do, nhằm tạo ra nhiều giá trị hơn. Cách tốt nhất để unlock tiềm năng của nhân viên là hỏi họ xem họ có thể đóng góp gì và khai thác nhiều hơn các sở thích của họ.
Các đội nhóm cống hiến.
Trong suốt thời gian khủng khoảng, doanh nghiệp và tổ chức dựa nhiều vào việc làm việc nhóm và trách nhiệm nhóm. Các nhà quản lý có cơ hội tạo đòn bẩy cho làm việc nhóm và trí tuệ nhân tạo. Việc này giúp team học, viết và thực thi công việc theo những cách khác nhau. Do đó, việc tao ra những "siêu nhóm" có thể đóng vai trò quyết định trong phục hồi và khả năng linh hoạt của tổ chức. Các nhà điều hành cũng nhận ra họ phải chuẩn bị tập trung vào việc khám phá công việc, đồng nghĩa với việc bạn phải tái sáng tạo nghề nghiệp chứ không phải là thay thế nó.
Các chiến lược quản lý: Mở ra các triển vọng mới.
Hiểu kỹ hơn nhu cầu của người lao động là sự cần thiết của tổ chức. Mỗi công ty không thể sử dụng các chuẩn mực truyền thống để duy trì động lực làm việc. Thay vào đó, họ phải nhận định các phương pháp mới để thu thút, vận dụng và duy trì tài năng.
Dữ liệu trở nên quá quan trọng trong chuyển đổi tổ chức. Và chiến lược quản lý nhân tài phải năng động, linh hoạt dựa trên thời gian làm việc thực tế.
Sưu tầm & dịch từ Tạp chí Human Resouce Today.
Phạm Thuý Quỳnh, chuyên gia Quản trị Nguồn nhân lực.
Công ty CRG GLOBAL.