Phát triển Kỹ năng lãnh đạo hàng ngày, tại nơi công sở.
Khi có cơ hội thăng tiến mới, bạn định sẽ đặt ai vào vị trí của mình? Người kế nhiệm phải là người bạn đã tuyển lựa và đào tạo từ trước, người sẽ hoàn thành mọi mục tiêu công việc theo yêu cầu của vị trí, hay bạn sẽ rời đi khi đã có càng nhiều ứng viên tiềm năng thì càng tốt? Người lãnh đạo thông minh hiểu rằng có cơ man các cơ hội phong phú để phát triển công tác lãnh đạo tại nơi công sở, trong những tình huống hàng ngày. Thật sự là không thể có tiềm năng tăng trưởng khi chúng ta keo kiệt trong phân công trách nhiệm.
Một trong những định nghĩa về lãnh đạo thời nay là "chỉ ra trước một con đường". Khi bạn tận dụng khái niệm này vào lãnh đạo, bạn sẽ thấy có vô khối cơ hội để phát triển con người, vượt xa hơn cả việc bổ nhiệm họ vào một chức danh cụ thể nào đó. Trong một số chừng mực thì ai cũng có cơ hội "chỉ ra phương cách". Khi bạn trao cho các thành viên trong nhóm cơ hội thực hành việc lãnh đạo, bạn đã cho họ một món quà trân quý. Phát triển lãnh đạo không chỉ là việc mong mỏi có một chức danh. Và không nhất thiết là bạn phải có một ngân sách dư rả. Mấu chốt là bạn phải thấy được cơ hội phát triển lãnh đạo trong những tình huống hàng ngày.
Một số kịch bản công sở nơi các cơ hội phát triển hoàn toàn có thể được xem xét:
1. Sự chùn bước. Tính cách là nền tảng vững chắc kiến tạo năng lực lãnh đạo và không gì bồi đắp tính cách bằng một dự án có rất nhiều nhiệm vụ. Nếu bạn là lãnh đạo và bạn coi việc thất bại là cơ hội để học hỏi, bạn sẽ tạo ra động lực mạnh để phát triển. Tôi đã từng quản lý một dự án mà kết quả so với kỳ vọng là rất xa, thế nhưng lãnh đạo team đã chấp nhận việc tiếp cận khái niệm: "nhảy lại lên con ngựa đã hất ngã bạn". Cô nhấn mạnh độ tự tin mà tôi có thể học hỏi từ chính các sai sót và rằng tôi sẽ có thể trở thành một nhà quản lý dự án tốt hơn trong tương lai. Và đúng là tôi đã làm được.
2. Sự chuyển đổi. Cứ khi nào sắp có thay đổi, bạn có một cơ hội quan trọng để huấn luyện mọi người học về kỹ năng lãnh đạo một cách chính thức hoặc không chính thức. Các cơ hội có thể xảy ra như: thăng chức, chỉ định lãnh đạo dự án, cơ cấu lại tổ chức phòng ban hoặc thay đổi quy trình làm việc, mở ra tình huống đưa nhân viên khác đi cùng vào một lãnh địa mới. Lúc đó hãy chỉ định ai đó trong team bạn, người vừa có năng lực, vừa nhiệt tình với sự thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn cho việc chọn lọc.
3. Chuyên gia kỹ thuật. Bạn có chuyên gia kỹ thuật tay nghề cao trong đội nhóm của mình không? (người thành thạo một kỹ năng nhất định mà những người khác có thể học hỏi để làm lợi cho mình). Hãy làm việc với cá nhân đó và yêu cầu, hỗ trợ anh/chị ta tổ chức những buổi học nhóm cho chính các thành viên của nhóm. Hay bạn cũng có thể chỉ định một số nhân tài trong nhóm chia sẻ hoặc trình bày về kinh nghiệm của họ tại các cuộc họp nội bộ.
4. Các ý kiến khác nhau. Tại nơi làm việc thì có hàng tá các ý kiến khác nhau. Khi các quan điểm có thể giúp team đạt được những nhận thức chung, thì người giúp nhóm có ý kiến đồng thuận không nhất thiết phải là bạn. Khi bạn giúp ai đó có kỹ năng chuẩn bị cho hội thoại, bạn sẽ được trả ân rất nhiều. Việc này không chỉ làm cho các thảo luận về công tác lãnh đạo của bạn đạt được các kỹ năng cần thiết, mà nhóm của bạn sẽ làm việc với nhau hoà thuận hơn.
Như Tom Peters đã nói: "Người lãnh đạo không tạo ra những bông hoa; họ tạo ra nhiều lãnh đạo hơn". Có rất nhiều cơ hội và tình huống để ta rèn sự phát triển lãnh đạo tại công sở hàng ngày. Khi bạn biết tìm điều đó ở nơi nào rồi thì bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy các cơ hội phát triển lãnh đạo có sẵn và nhiều như thế.
Phạm Thuý Quỳnh, chuyên gia QTNS - CRG GLOBAL.
Dịch từ tạp chí Human Resource Today.