Chương 2 – Sự khác nhau giữa Lãnh đạo và Quản lý.
Một trong những yếu tố gây khó khăn cho công tác lãnh đạo là người ta cần các kỹ năng:
- Cần giao tiếp trong các trường hợp khẩn cấp và quan trọng cho các nhiệm vụ hoặc sứ mệnh phải hoàn thành.
- Khả năng chèo lái công việc nội bộ của một tổ chức và phải tạo ra được những kết quả mong muốn.
- Năng lực và trách nhiệm tiên đoán và kiểm soát các điều kiện mà theo đó người lao động bên dưới đươc yêu cầu phải làm việc.
Những nhà quản lý tốt thường:
- Làm chủ việc lập kế hoạch và ngân sách. Anh ta hay chị ấy phải có khả năng giao hàng đúng hạn và trong ngân sách cho phép.
- Đạt đẳng cấp cao nhất trong tổ chức về quản lý nhân sự. Họ phải bảo đảm các nguồn lực của công ty được triển khai tối ưu để đạt được mục tiêu của công ty.
- Tài năng và hiệu quả siêu việt trong kiểm soát và giải quyết vấn đề. Hai hoạt động này chiếm nhiều thời gian nhất đối với các nhà quản lý.
Tất cả các kỹ năng và hoạt động quản lý kể trên đều sản sinh ra khả năng dự đoán, sự bền vững và kiểm soát, ba yếu tố cần thiết cho hoạt động hiệu quả của bất kỳ tổ chức nào.
Tài năng và kỹ năng cần có của nhà lãnh đạo:
- Dũng cảm đối mặt với các khó khăn thực tế và nói ra những điều người khác muốn mà không dám nói. Dũng cảm nhận trách nhiệm giám sát những người đang mắc lỗi bằng phán xét và định hướng.
- Cung cấp mục đích và ý nghĩa cho nhiệm vụ hay sứ mệnh tối thượng và tạo động lực hành động nhiệt huyết để hỗ trợ nhiệm vụ hay sứ mệnh đó.
- Mở cam kết cho phúc lợi và tương lai của người lao động.
- Giao phó và trao quyền cho người của mình, giữ họ có trách nhiệm với hành vi công việc.
- Giữ gìn các giá trị đạo đức. Đối xử công bằng với tất cả mọi người bằng sự tôn trọng và khuôn phép. Luôn đáng tin cậy, trung thực và đạo đức. Giữ lời hứa. Nhưng không được hứa quá những điều mình có thể thực hiện.
Quản lý = ra lệnh, kiên định và phán đoán.
Lãnh đạo = thay đổi và khả năng thích ứng đối với các tình huống mới, các sản phẩm cạnh tranh, thị trường, các nguyên tắc và khách hàng.
Hai kỹ năng và hành vi này cần được cân bằng. Các nhà lãnh đạo hiệu quả cũng phải là các nhà quản lý giỏi. Cần tránh “bẫy quy trình hoạt động” nơi mà các hành vi quản lý ngốn hết thời gian của bạn và bạn quên mất hoạt động của nhà lãnh đạo.
Trong lúc hầu hết các chuyên gia đều thừa nhận thế nào là một nhà quản lý tốt, các trường cấp bằng MBA cũng dạy về điều này, thì người ta lại càng ít thống nhất khái niệm về nhà lãnh đạo giỏi và không có mấy các trường kinh doanh chỉ ra được làm thế nào để đào tạo lãnh đạo kinh doanh.
Trích từ cuốn "50 nguyên tắc lãnh đạo của Micheal Feiner"
Người dịch: Nhật Quỳnh, Nhà sáng lập CRG GLOBAL.