Henry fayol và các nguyên tắc quản lý của ông

Công ty CRG GLOBAL 11/11/2017
henry-fayol-va-cac-nguyen-tac-quan-ly-cua-ong

Henry Fayol (1841-1925) và những người giống như ông, đã có trách nghiên cứu và thiết lập nền móng cho thuyết quản lý ở thời hiện đại. Năm 19 tuổi, ông là một kỹ sư của một hầm mỏ lớn tại Pháp, sau đó trở thành giám đốc, lúc đó công ty đã quản lý hơn 1000 người. Qua nhiều năm tháng, Fayol bắt đầu phát triển cái ông coi là 14 nguyên tắc quan trọng nhất trong quản lý. Các nguyên tắc này không chỉ thiết yếu cho nhà quản lý tổ chức công ty và còn chỉ cho họ cách tương tác với nhân viên của mình. Sau đây là 14 nguyên tắc quản lý của Fayol's:

1. Phân chia công việc: Khi nhân viên được chuyên môn hoá, được chia việc để tập trung làm việc chuyên sâu, sản lượng đầu ra có thể tăng vì họ trở nên có kỹ năng hơn và làm việc hiệu quả hơn.

2. Quyền lực: Các nhà quản lý cần có quyền để đưa ra yêu cầu với nhân viên của mình, nhưng họ cũng phải nhớ quyền lực đi cùng với trách nhiệm.

3. Kỷ luật: Kỷ luật phải được duy trì trong tổ chức, nhưng các biện pháp thực hiện có thể đa dạng.

4. Thống nhất chỉ đạo: Nhân viên chỉ nên nhận chỉ đạo từ một quản lý hay giám sát viên duy nhất.

5. Thống nhất định hướng: Các đội nhóm có cùng mục tiêu cần đặt dưới sự dẫn dắt của một quản lý duy nhất, đi theo một kế hoạch thực hiện. Điều này sẽ bảo tính phối hợp chặt trong hành động.

6. Lợi ích của cấp dưới tương quan với lợi ích chung: Lợi ích của một cá nhân không được phép quan trọng hơn lợi ích của một nhóm làm việc. Quy định này áp dụng cho cả cấp quản lý.

7. Đãi ngộ: Độ hài lòng của nhân viên phụ thuộc vào đối xử công bằng trong đãi ngộ với mọi người, bao gồm cả yếu tố tài chính và phi tài chính.

8. Tập trung hoá: Nguyên tắc thể hiện tiến trình ra quyết định được áp vào người lao động/nhân viên như thế nào. Điều quan trọng là tạo ra sự cân bằng phù hợp.

9. Chuỗi cấp bậc: Nhân viên cần nhận thức được vị trí của họ trong chuỗi cơ cấu, cấp bậc hay mệnh lệnh của tổ chức.

10. Trật tự: Mọi trang thiết bị, công cụ làm việc của nhân viên phải sạch sẽ, gọn gàng và an toàn. Mọi thứ phải được đặt đúng chỗ.

11. Sự công bằng: Nhà quản lý cần đối xử công bằng với tất cả nhân viên ở mọi lúc, cả trong việc duy trì kỷ luật và đối tốt với nhân viên một cách phù hợp.

12. Ổn định nhiệm kỳ cá nhân: Nhà quản lý cần phấn đấu vì mục tiêu giảm thiểu sự bỏ việc, rời bỏ công ty của nhân viên. Lên kế hoạch cá nhân cần là mục tiêu được ưu tiên.

13. Sáng kiến. Nhân viên cần được hưởng quyền tự do cần thiết để sáng tạo và thực hiện các kế hoạch đó.

14. Tinh thần đồng đội. Tổ chức phải phấn đấu để cải thiện và nâng cao tinh thần làm việc nhóm và sự thống nhất của tổ chức.

Nhật Quỳnh, Founder of CRG GLOBAL dịch từ tài liệu nước ngoài.