Chương 12. Lãnh đạo dựa trên giá trị. Đường dốc trơn lên – xuống.
Sau khi rời khỏi Pepsi, tôi đã chật vật với suy nghĩ làm thế nào để mình quan trọng, có quyền lực, vì ở Pepsi, năng lực của tôi được công nhận, tôi đạt được nhiều thành tựu, nhưng lúc đi thì chẳng để lại dấu ấn gì. Quay lại với miếng cơm manh áo sau bao cống hiến và thành công thật chẳng dễ dàng. Việc hiểu ra mình không giữ quyền lực và uy thế không khác gì phải nuốt trôi thuốc đắng.
Tôi bắt đầu nhận ra có gì đó đằng sau các quy luật lãnh đạo, có gì đó thúc đẩy rất nhiều thứ tôi học được, và có gì đó tiếp nhiên liệu cho các quan hệ của tôi ở Pepsi vẫn còn giữ được tới ngày đó.
Nếu bạn nhìn lại tất cả các quy luật lãnh đạo được nêu trong quyển sách này, bạn sẽ thấy sự kết nối giữa các giá trị cá nhân trong tất cả các quy luật. Nếu bạn dồn hết cam kết, dũng khí, chính trực để lãnh đạo mọi người bằng những nguyên tắc của tôi, bạn sẽ gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ về những giá trị mà bạn coi trọng trong cuộc sống, cũng như những gì bạn không coi trọng; những gì bạn coi trọng ở con người, những gì ở họ bạn không tán đồng, những gì bạn tôn trọng trong các mối quan hệ, những gì bạn xem thường. Các giá trị bạn thể hiện và gửi đi theo hành động thường ngày sẽ quyết định các mối quan hệ của bạn có bền chặt hay không. Các giá trị này đồng thời quyết định việc cấp dưới, đồng nghiệp và ông chủ của bạn có theo và nghe bạn không. Giá trị giống như oxi của quan hệ. Người ta đi theo bạn không phải vì thứ bạn làm mà vì bạn là ai.
Tôi gợi mở vấn đề ở đây vì đã tận mắt nhìn thấy quá nhiều người trượt dốc theo các hành vi trái đạo đức. Người ta thường bắt đầu tha hóa từ những chuyện nhỏ - như tính phí công ty chi trả cho những việc phục vụ mục đích cá nhân. Nhưng một khi đã trượt, bạn sẽ tiếp tục làm những việc tệ hơn và rơi vào hành vi hình sự rất nhanh.
Nguyên nhân của thất bại này là thiếu nền tảng đạo đức tốt bên dưới bạn và PGA
(Pride, Greed, Ambition)– Kiêu căng, Tham lam và Tham Vọng. Khi chúng ta hướng tới thành tựu, tập trung vào công danh, của cải, ta cần thành tựu siêu việt. Những ham muốn mãnh liệt đó guồng ta vào các mục tiêu năng suất để làm ta tốt đẹp trong con mắt của ông chủ, đồng nghiệp, và điều này trở thành hỗn hợp chết người PGA, cám dỗ con người hành động nhanh hơn, đánh mất nguyên tắc và thích làm những việc vô đạo đức.
Đừng nghĩ là chỉ người xấu mới thích làm việc xấu, người tốt thì không. Thế thì đã đơn giản quá. Khi các giá trị bị coi thường, bị thỏa hiệp, trong rất nhiều trường hợp, hành vi xấu lại do những người bắt đầu sự nghiệp là người tốt và những người bắt đầu tin mình là người tốt tạo ra. Nhiều tội phạm công chức hợp lý hóa hành vi xấu của họ là ‘tính thực dụng của giới kinh doanh buôn bán, nơi đồng loại ăn thịt lẫn nhau”.
Chúng ta đã bàn ở đầu sách rằng các quy luật của Feiner tìm kiếm mối liên kết giữa lãnh đạo là gì và lãnh đạo như thế nào. Tất nhiên cố gắng tìm hiểu mục tiêu mình đang muốn làm (tạo động lực và trao quyền cho nhân viên trực tiếp làm ra sản phẩm) thì dễ, tìm ra phương pháp thực hiện những việc này mới là khó. Phần của cuối của cuốn sách, Những quy luật của Feiner Lãnh đạo dựa trên giá trị đề cập tới các vấn đề đạo đức và giá trị áp dụng dựa trên các quyết định – vì sau khi tìm thấy việc cần làm, khó hơn là tránh trượt dốc ở thời điểm mọi thứ không thuận lợi với bạn. Nói riêng thì các quy luật này chiến đấu với rất nhiều các sa ngã phẩm chất tiềm tàng.
Chúng ta đã bàn về PGA, áp lực hoàn thành chỉ tiêu, nhưng cũng cần cân nhắc hai yếu tố khác. Thứ nhất, bước sơ khởi để bạn vượt qua ranh giới sẽ rất nhỏ khi ta tự lừa dối bản thân về khả năng cách ly tội lỗi. Chỉ vượt qua ở mức nhẹ thôi nhưng đã thành tội rồi, vì sau đó là trượt dốc. Thứ hai, áp lực xây dựng một nhà nguyện của lý tưởng đóng vai rò quan trọng trong thực hiện công việc, thúc đẩy người ta làm tắt và xem thường lương tâm. Các quy luật tôi chỉ ra ở đây giúp bạn bảo vệ mình khỏi các sức mạnh đó, cho bạn kỹ năng và chiến thuật để tìm thấy các quyết định đúng đắn.
- Quy luật WYHA và WYHB.
Tới lúc hấp hối thì chẳng ai nói ước gì mình đã dành nhiều thời gian ở nơi công sở hơn. Lãnh đạo giỏi biết tới những giá trị có ý nghĩa hơn, WYHA, viết tắt của What you have achieved: Bạn đã đạt được thành tựu gì. Hơn thế, lãnh đạo có tư duy tốt sử dụng thêm nguyên tắc thứ hai, WHYB, nghĩa là: What you have become (bạn đã trở thành người như thế nào). WYHA ở lại văn phòng khi bạn về tới nhà. Còn WYHB luôn ở bên bạn, dù có đi đâu. Không giống như WYHA, WYHB hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của mỗi cá nhân. Nguyên tắc này cho phép bạn nhìn lại sự nghiệp với niềm tự hào và an ổn vì đã hoàn thành mọi nghĩa vụ. Đó cũng là hình ảnh người khác nhớ nghĩ về bạn. Không có hai phép đo lường này, người lãnh đạo sẽ đơn độc đánh giá thành tựu của bản thân và đây là việc nguy hiểm. Hai nguyên tắc trên mới thực sự định hướng thành tựu, nên nếu không được kiểm tra nhắc nhở, con người ta dễ trượt sang phía hành vi sai trái và thiếu nhân phẩm.
- Quy luật Kẻ Tội đồ im lặng.
Các quyết định dẫn ta tới mặt trái của đạo đức thường được thực hiện đơn độc. Đa số chúng ta đủ khôn ngoan để nhận ra tính tiến thoái lưỡng nan về đạo đức khi gặp tình huống kiểu đó. Phản ứng tự nhiên thông thường là giữ suy nghĩ đó cho riêng mình. Nhiều sa ngã đạo đức xảy ra vì các nguyên nhân gây lỗi, theo lẽ tự nhiên, không được tham khảo ý kiến của người khác. Vậy nên khi cần đưa các quyết định mang tính đạo đức, quy luật Tranh luận Lành mạnh nên được áp dụng ngay. Quy luật Tội đồ im lặng này sẽ giúp bạn kiềm chế các quyết định thiếu cân nhắc và vội vàng. Quy luật này nói về tình huống bạn không thể nói với ai việc mình đang và quyết định không nói.
- Quy luật Lựa chọn Văn hóa.
Thông thường, tội lỗi của một tổ chức bắt nguồn từ văn hóa của nó. Các giải pháp bền vững cho vấn đề là thay đổi văn hóa. Nhưng thay đổi văn hóa không dễ làm, chỉ thực hiện được nếu người ta quyết tâm. Và nếu bạn không phải là lãnh đạo cấp cao, hay không có đồng minh, thì việc này là không thể. Nên quan trọng nhất, trước khi làm việc cho một công ty, ngoài việc xem xét các yêu cầu công việc, ngoài thông tin về các đồng nghiệp, bên cạnh lương và phúc lợi, bạn phải cân nhắc kỹ văn hóa của tổ chức đó.
Nếu văn hóa công ty đó bị suy đồi, đây sẽ là đà trượt của cả tổ chức, và ngay cả khi bạn tìm mọi cách để khuyên ngăn ông chủ, nói với Hoàng đế rằng thực tế ông ấy đang cởi truồng, thì cũng chẳng có mấy cơ hội ngoài việc phải rời bỏ công ty. Hãy nhớ rằng sau đó là ảnh hưởng của danh hiệu Những Kẻ bỏ việc. Nếu bạn buộc phải bỏ việc sau khi làm trong một thời gian ngắn, bạn có thể bị gắn mác là không có độ bền nghề nghiệp. Nên để tránh tiếng là người bỏ việc, hãy chắc là mình đã kiểm tra văn hóa của người chủ trước khi ký hợp đồng lao động.
- Quy luật Bia mộ.
Mong muốn tìm kiếm công danh và tiền bạc quá mạnh khiến nhiều người rơi vào đà trượt đôi khi chỉ bằng cú lao xuống nhanh chóng, có lúc là sau một loạt các sơ suất đã được hợp lý hóa dễ dãi. Và bởi vì áp lực bẻ cong các quy luật hay phá luật thường xuất phát từ mong muốn đạt kết quả nhanh chóng, nên người ta gần như chẳng có thời gian mà nghiền ngẫm. Đi đường cao tốc thì xa, trong khi những con đường thấp hơn thường có những lối tắc tiện lợi đến với kết quả mong muốn, nên áp lực thời gian cũng là nhân tố lớn tạo ra các quyết định tệ hại. Vì thế, cách tốt nhất để an toàn chống lại sự sa ngã đạo đức là suy nghĩ về hệ thống giá trị cốt lõi của bạn trước khi các vấn đề khủng hoảng phát sinh.
Một trong những cách thực hiện tốt nhất, nghe có vẻ hơi bệnh, là nghĩ về bia mộ của bạn, bạn muốn gia đình và bạn bè nói gì về mình sau khi bạn qua đời. Hãy cắt gọt hình ảnh phản chiếu đạo đức của bản thân bằng những dòng chữ mô tả cụ thể bạn bênh vực hay sống vì lẽ gì trong cuộc đời này. Làm ngay đi thôi, để biết về các giá trị mà mình suy nghĩ sâu sắc trước khi đối mặt với các tình huống đạo đức tiến thoái lưỡng nan.
Mảnh ghép cuối cho việc cưa soi công tác lãnh đạo, phần cuối cùng khiến 90% tảng băng không được nhìn thấy, chính là lãnh đạo phải có một hệ thống giá trị cá nhân mạnh mẽ, phải biết cách bảo vệ và giương cao những giá trị này. Nếu như các giá trị này không được phát triển để nuôi dưỡng các nguyên tắc: Bạn đã có thành tựu gì hay Bạn đã trở thành người như thế nào, nếu như nhà lãnh đạo chỉ quý trọng cái họ muốn chứ không quý trọng lẽ sống, thì ta có thể thấy trước một kết cục đáng buồn. Người ta sẽ không theo bạn, kết quả công việc không bền vững, đứt gãy trong giáo dục đạo đức chắc chắn sẽ xảy ra. Tổ chức đó không hoạt động, không thích ứng và cuộc sống sau công việc trống rỗng, vô nghĩa. Những thành tựu đạt được, về bản chất chỉ là một hành trình giả dối, vô vọng.
Nhưng nếu người lãnh đạo tìm được điểm cân bằng dễ bị lảng tránh này thì tổ chức sẽ có thay đổi kỳ diệu. Các nhà lãnh đạo lúc đó xây dựng tình đồng chí – con người tôn trọng và tin cậy, nghe theo nhau. Sẽ có các lãnh đạo tập hợp được số đông quần chúng, phát triển kinh doanh, chiến thắng đối thủ cạnh tranh, không chỉ trong ngắn hạn mà trong dài hạn, bằng việc đối xử với nhân viên bằng khuôn phép, sự trung thực và phẩm cách. Không có gì là mềm yếu khi tiếp cận theo cách này. Lãnh đạo giỏi đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng cao hơn, đồng thời khuyến khích nhân viên đáp ứng các chuẩn đó mà không cần lừa dối cổ đông hay dọa dẫm người lao động.
Trong 200 năm trở lại đây, các trường đào tạo doanh nhân có thể tác động nhiều tới loài người hơn bất kỳ hình thức tổ chức nào. Tôi không tin là chúng ta có thể lựa chọn khả năng khác trong xã hội ngày nay. Với khuynh hướng trần tục hóa và toàn toàn cầu hóa đang diễn ra, khả năng về tầm quan trọng của các trường đào tạo doanh nhân là ngày càng tăng, rõ ràng và không thể đảo ngược. Tuy vậy, người lãnh đạo chúng ta có thể chọn cách hành xử và làm việc cho tổ chức kinh doanh của mình. Chúng ta có thể tạo ra việc kinh doanh không chỉ mang lại kết quả mà còn đẩy mạnh các mối quan hệ công sở. Kinh doanh không chỉ mang lại cho chúng ta những sản phẩm mới mà còn là những cách thức giữ gìn và tôn trọng thế giới mới, nơi ta sinh sống. Ta có thể quyết định sáng lập các tổ chức kinh doanh gia tăng giá trị, có ý nghĩa và giàu mạnh cho một bức tranh khảm tuyệt vời với các mảnh ghép về sự tồn tại của loài người.
Chúng ta có thể làm được điều này, tôi tin như thế, dựa trên những nguyên tắc được nêu trong cuốn sách, và quan trọng nhất, bằng việc lãnh đạo dựa trên giá trị, vì đây cũng là thách thức cuối cùng và cơ hội lớn nhất của một lãnh đạo tài năng.
Trích và dịch từ các nguyên tắc lãnh đạo của Micheal Feiner.
Nhật Quỳnh, nhà sáng lập CRG GLOBAL.