05 cách để biến con người trở thành trung tâm trong môi trường làm việc ảo.
Posted by Kathi Enderes, Nehal Nangia on May 8, 2020.
Khi kỳ vọng về lực lượng lao động thay đổi cũng là lúc nhu cầu giữ chân nhân sự, an toàn mang tính xã hội, hay hỗ trợ hợp tác nhóm khi các nhóm viên đang ở các vị trí địa lí khác nhau, đang ngày một tăng tại các tổ chức. Họ nhận thấy cần có những sự khai sáng mới. Cách thức làm việc khác nhau đòi hỏi các chiến lược, năng lực, hành vi, tư duy để thành công khác trước.
Vậy nên làm thế nào?
Sau đây là 05 bước thực hiện.
1. Bắt đầu bằng việc hiểu môi trường làm việc ảo.
Tổ chức bắt đầu tiến trình này bằng cách hiểu các công việc cần được hoàn thành, tương tác nào là cần thiết và khách hàng của chúng ta sẽ bị tác động thế nào. Vẽ bản đồ hợp tác và tiếp cận các yêu cầu công việc sẽ giúp chúng ta quyết định công việc nào có thể hoàn thành từ xa/ảo và công việc nào thì không. Người lao động tham gia trực tiếp vào công việc và các quy trình cần phải được trang bị tốt nhất để có cái nhìn sâu sắc trong tiến trình cộng tác này (với những người mà họ làm việc mỗi ngày) và và đánh giá được công cụ nào, nguồn lực nào hoặc thông tin nào là thiết yếu).
2. Tập trung vào trải nghiệm lực lượng lao động (thường là cho một dự án/team), cần nhận rõ cái gì là khác biệt khi làm việc từ xa.
Trải nghiệm này (được định nghĩa như "tất cả các mối liên hệ giữa cá nhân với các đồng nghiệp, lãnh đạo và ông chủ - bao gồm các yếu tố cá nhân, vật lý, số hoá và tổ chức) là chìa khoá cho phương thức tiếp cận con người làm trung tâm. Việc này dứt khoát phải đặt lên tuyến đầu khi bạn quyết định cho tổ chức làm việc từ xa. Một thánh địa làm việc là nơi tập trung vào người lao động, hỗ trợ phúc lợi sẽ được hồi âm bởi các hành vi như bình đẳng, niềm tin và nhân văn. Để làm tăng các giá trị này, tổ chức cần ưu tiên phúc lợi nguồn lực và tiếp cận công việc linh hoạt, cung cấp các lựa chọn đáp ứng các yêu cầu đa dạng. Thêm vào đó, các tổ chức cũng nên hướng tới việc chia sẻ trách nhiệm bằng các hành vi/ hoạt động có kết nối rõ ràng, và việc này cần được đẩy mạnh. Nó quan trọng trong hợp tác "ảo", trong quan hệ lãnh đạo và lực lượng lao động.
Các hành vi nơi tạo ra hiệu quả tại môi trường làm việc ảo.
Giao tiếp thường xuyên |
Làm việc hiệu quả |
|
|
Sử dụng công nghệ |
Dễ truy cập |
- Các cuộc họp ảo, video và hội nghị truyền hình - SMS và ứng dụng tin nhắn. - Các môi trường làm việc ảo.
|
|
Quản lý kỳ vọng |
Các lưu ý tổng hợp |
|
|
Các hành vi lãnh đạo thiết yếu để hợp tác "ảo" hiệu quả.
Vai trò mẫu mực |
Thực hiện |
|
|
Thành công trong đánh giá |
Văn hoá |
|
|
Công nghệ |
Quản lý kỳ vọng |
|
|
3. Thêm hỗ trợ cho cả nhân viên và lãnh đạo.
Các nhà lãnh đạo đóng một vai trò quan trọng khi họ tạo chất xúc tác thay đổi ở từng tổ chức. Các nguồn lực, công nghệ có thể giúp họ phát triển các mối quan hệ ràng buộc và hỗ trợ hợp tác trong môi trường ảo. Không phải là bỏ đi tương tác cá nhân mà nó ngầm định việc tư duy theo cách mới giữa người này với người kia ở môi trường tách biệt. Tối ưu hoá các cuộc họp giữa các cá nhân là phương tiện hữu ích để xây đắp việc gắn kết, trải nghiệm lấy con người làm trung tâm.
Để tâm tới người nghe |
Chuẩn bị tốt |
|
|
Nhìn xa trông rộng |
Hoạt bát và năng tương tác |
|
|
Hợp tác |
Luôn hiện diện |
|
|
4. Sử dụng dữ liệu để đưa ra các quyết định và mở ra các cơ hội để điều chỉnh phù hợp.
Có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu bạn sử dụng dữ liệu nghiên cứu về nơi làm việc thì hiệu suất làm việc của tổ chức sẽ tăng 15 lần. Thông tin dữ liệu có thể thể lấy từ nguồn nội bộ của tổ chức, ví dụ: hệ thống thông tin của phòng nhân sự, dữ liệu khảo sát nhân viên, hệ thống quản lý nghiệp vụ; hay từ bên ngoài, như: các yêu cầu của khách hàng, xu hướng thị trường nhân sự tài năng, dữ liệu về nhân sự tiềm năng cho các vị trí công việc). Các tổ chức cần sử dụng các loại dữ liệu khác nhau giúp quyết định cái gì cần thay đổi, bắt đầu thí điểm từ những cái nhỏ với các lựa chọn về nơi làm việc khác nhau, sau đó lặp lại và tăng quy mô thay đổi một cách từ từ.
5. Đánh giá bức tranh lớn.
Do các tổ chức sẽ tiến triển dựa vào các nguyên tắc nêu trên, họ nên dành thời gian nhìn lại và so sánh giữa môi trường làm việc ảo và môi trường làm việc truyền thống. Tổ chức có thể tạo được nhiều giá trị hơn với môi trường làm việc ảo. Trao quyền và linh hoạt trong vai trò và bối cảnh hiện tại có thể mở ra những cánh cửa cho lực lượng lao động hiện tại để tạo ra các tác động lớn hơn và nhiều giá trị hơn.
Nhật Minh - CRG GLOBAL.
Dịch từ Human Resource Today. (8/5/2020)